Tương TAMARI lâu năm – Gia vị không thể thiếu trong thực dưỡng
Nếu nhờ một ai đó đã và đang đi theo phương pháp thực dưỡng nói vè một loại gia vị đặc biệt, mệnh danh là gia vị “đệ nhất đậm đà” dùng để chế tác các món ăn trong Thực dưỡng, người ta sẽ nghĩ ngay đến nước tương Tamari.
Nước tương tamari được lên men từ đậu nành không đột biến
Tamari là loại nước tương được làm hoàn toàn tự nhiên, được tạo ra như là một sản phẩm trong quá trình tương miso lên men. Tương Tamari có độ đạm rất cao, rất tốt cho sức khỏe của người thương.
Có những loại tương chất lượng cao được làm từ 100% đậu nành, hoặc có thêm thành phần ngũ cốc như (ít) bột mì hay gạo nếp. Phần nước lắng xuống cuối cùng của miso chính là Tamari, có thể nói chính là tinh hoa của quá trình làm tương. Nếu trong bếp của người thương có loại nước tương này, nó sẽ quyết định phần lớn hương vị của các món ăn thực dưỡng.
Trong thuật ngữ dưỡng sinh, Tiên sinh Ohsawa thường diễn đạt từ Tamari – Shoyu mặc dù Shoyu không phải là Tamari. Lý do tiên sinh dùng thuật ngữ này là vì có rất nhiều loại soy sauce kém phẩm chất được làm tại Nhật. Shoyu được làm bằng bột đậu nành đã lấy hết dầu, cho màu hóa học và chất bảo quản và áp dụng lên men nhân tạo nhanh. Shoyu thực làm bằng đậu nành nguyên hạt thiên nhiên và tiến trình lên men chậm. Do đó để chỉ loại Shoyu có phẩm chất cổ truyền. Tiên sinh Ohsawa đã dùng tên Tamari shoyu cho shoyu cổ truyền.
Tamari khác gì với nước tương trên thị trường hiện nay???
Nước tương Tamari vị mặn, càng để lâu càng ngon
Nước tương thông thường (tiếng Nhật thường gọi là Shoyu) phần lớn được làm bằng cách nấu đậu nành với lúa mì hoặc ngũ cốc khác rang lên, sau đó cho vào nước với muối ủ cho lên men trong thời gian dài. Loại nước tương này thường được dùng cho mọi mục đích, mọi món ăn, chiếm khoảng 85% thị trường nước tương.
Nước tương Tamari, như đã nói ở trên, là sản phẩm phụ của quá trình làm miso. Điều này cũng tương tự như chất lỏng “mồ hôi” khi làm phô mai. Khi đậu nành được nấu chín để lên men, rất ít hoặc không có lúa mì được thêm vào, cho nên những người bị dị ứng gluten (vốn rất ít ở Á Châu) có thể sử dụng an toàn.
Về hương vị, nước tương Tamari thường có vị mặn hơn, sánh hơn so với nước tương thường, hương vị đặc sắc. Nước tương có thể dùng như nước tương thường, nhưng phù hợp hơn cho các món chấm, đặc biệt là sushi, sốt teriyaki, rau củ hấp luộc…
Tương Tamari nguyên gốc chỉ có vị mặn và thơm của đậu nành lên men, không có chất phụ gia làm tăng hương vị. Người ban đầu mới làm quen với nước tương Tamari có thể khó khăn trong chút trong việc thưởng thước. Nên để dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu, người thương có thể chế biến nước tương Tamari khử nén với các bước thật đơn giản:
- Nén phi dầu (sử dụng Dầu mè hoặc Dầu Hướng dương), đảo nhanh để nén được giòn và dậy mùi thơm.
- Cho nước tương Tamari vào( Có thể cho lượng nước tương nhiều hơn một lần chấm, để dành cho những lần sau, nhưng cũng không nên để lâu quá đâu nhé người thương, Bếp khuyên vậy để dành cho những bạn hơi hơi lười mà đang muốn gia nhập gia đình thực dưỡng thôi à).
- Người thương có thể kết hợp thêm với ớt trái cay cay và chút mật mía để làm nên nhiều vị hơn cho nước tương.
Vậy là chén nước tương an lành đã sẵn sàng trên mâm cơm của gia đình bạn rồi đấy ạ. Gia vị được thêm vào do chính tay mình làm, an toàn hơn cho sức khỏe người dùng so với những loại nước tương được thêm gia vị sẵn trên thị trường hiện nay.
Công dụng của nươc tương Tamari
- Tương Tamari giúp giúp dương hóa cơ thể
- Tamari trung hoà sự thặng dư chất acid và kiềm. Trong Tamari có acid lactic và phosphoric hấp thụ được các chất kiềm thặng dư, trong khi chất mặn tự nhiên của nó hoạt động chống lại các thức ăn có tính acid.
- Các acid amin chứa trong Tamari bổ sung thêm cho các acid amin có trong các món ngũ cốc.
- Nước tương làm mạnh sự co bóp của tim
- Rất tốt cho những bệnh nhân bị sỏi thận
- Giúp thải độc, bồi bổ cơ thể.
Cách sử dụng nước tương Tamari
- Dùng để ướp thức ăn (đặc biệt là ướp cá, thịt, tương Tamari là thực phẩm tạo kiềm, giúp khử axit có chứa trong cá thịt)
- Dùng để nấu các món kho
- Ăn trực tiếp với cơm gạo lứt
- Xào với dầu và nén phi thơm để nấu các loại nước dùng với các món phở bún miến
- Dùng với bột sắn dây có tác dụng tăng lực, bổ tỳ vị, giải nhiệt, mát gan, giải độc rượu, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp (Quậy 1 muỗng canh Bột sắn dây nguyên chất với 1 chén nước, nấu chín cho vào 1 muỗng nước tương, dùng ngay lúc nóng. Lúc bị sốt, uống nước sắn dây Tamari xong tránh ra gió)
- Khi cơ thể mệt mỏi do làm việc nhiều hoặc suy nhược. Pha 1 muỗng cà phê nước tương Tamari với 1 cốc nhỏ nước trà 3 năm (trà Bancha) có thể uống nhiều lần trong ngày. Nếu dùng nước tương TAMARI (1 muỗng canh pha với 5 muỗng nước trà) có hiệu quà tức thì với chứng đột qụy, ngất xỉu, cảm cúm.
- Ngoài ra, tương Tamari dùng pha chế trà “Bình Minh” uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe
- Nước tương Tamari ngâm tỏi để lâu năm là một loại thức ăn hữu hiệu cho tất cả các bệnh tim mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi.
Tốt cho sự tiêu hoá, Tamari chứa điều tố sống và liên tục tạo ra chất dịch tiêu hóa
Cách bảo quản
Nước tương Tamari có đội mặn cao, và nước tương càng tốt khi để càng lâu. Do độ mặn cao nên không tránh khỏi được việc có muối đọng quanh miệng chai. Trong quá trình sử dụng, nếu người thương có thấy ở miệng chai đọng muối và có mọc mốc, nhưng không sao cả, người thương cứ lấy khăn giấy lau sạch muối và mốc ở quanh miệng chai và sử dụng bình thường, chất lượng nước tương không hề bị ảnh hưởng gì cả. Nước tương sử dụng lâu hết nên bảo quan trong hũ, chai, lọ bằng thủy tinh để đảm bảo độ an toàn và mùi vị của nước tương người thương nhé!
Bếp Thực Dưỡng Bảo An
An Lành Thân Tâm
Địa chỉ: 56 Hoàng Bích Sơn – Sơn Trà – Đà Nẵng
SĐT: 0902957256