Tác Dụng Của Hạt Đậu Gà Và 7 Cách Chế Biến Hạt Đậu Gà
Đậu gà – tên gọi Tiếng Anh là Chickpea, là một giống cây thuộc họ đậu, được trồng rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng của hạt. Đậu gà là thực phẩm phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực của nhiều nước: Ấn Độ, Châu Phi, Trung Á hay Trung và Nam Mỹ. Đậu gà được đánh giá cao về protein và chất xơ cao nội dung của họ, và cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người quan trọng. Trong bài viết Bếp xin chia sẻ với người thương thông tin tổng hợp về “Tác Dụng Của Hạt Đậu Gà Và 7 Cách Chế Biến Hạt Đậu Gà” .
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA ĐẬU GÀ
Đậu gà được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng chất đạm, protein và chất xơ. Nếu so với các loại hạt và đậu khác, lượng đạm trong đậu gà ở mức cao. Đồng thời trong đậu còn có một số vi chất như sắt, kẽm, kali, vitamin K, C, B6, etc. Trong 100g (khô, chưa chế biến) có:
- Cung cấp 370 calo
- Protein: 20g
- Chất xơ: 18g
- Chất béo: 6g
- Muối: 24mg
- Sắt: 5.4 mg
- Canxi: 120mg
- Vitamin C: 4.8mg
- Vitamin B6: 0.5mg
- Magie: 90mg
- Và một số dưỡng chất khác
Đậu gà là thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là một trong những lý do nên thêm loại đậu này vào thực đơn của bạn. Hầu hết, chế độ ăn uống hàng ngày của mọi người đều thiếu chất xơ. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính nhu cầu chất xơ là 21 đến 38 gam mỗi ngày. 100 gam đậu đáp ứng 1/3 nhu cầu về chất xơ của một ngày.
Chất xơ trong thực phẩm như đậu gà giúp bạn cảm thấy năng lượng tràn đầy, ăn ít hơn, giảm vòng eo. Đậu này chứa chất xơ hòa tan, giúp hạ thấp lipoprotein, cholesterol xấu, giữ đường trong máu ổn định, mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh liên quan tới tiêu hóa, dạ dày, trực tràng
Đậu gà giàu folate. Folate đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của tế bào, sự phát triển của bào thai. Lượng folate thấp trước và trong khi mang thai có liên quan đến các khiếm khuyết ống thần kinh hoặc cái dị tật bẩm sinh của cột sống hoặc não, dẫn đến các bệnh như spina bifida. Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành hồng cầu và DNA.
100g đậu gà đáp ứng hơn 70% nhu cầu folate hàng ngày của phụ nữ nói chung và khoảng 50% nhu cầu của phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đậu gà là thực phẩm giàu sắt cho người ăn chay. Trẻ em, phụ nữ, những người ăn chay cần bổ sung nhiều sắt từ thực vật. Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và các hoocmon nhất định, nó rất quan trọng đối với chức năng và sự tăng trưởng của tế bào. Do chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có nhu cầu sắt cao hơn nam giới, 18 miligam so với 8 miligam mỗi ngày. Sau mãn kinh, nhu cầu của phụ nữ cũng giảm xuống còn 8 miligam mỗi ngày. 100 gam đậu gà đáp ứng hơn 25 phần trăm nhu cầu sắt của phụ nữ và hơn 50 phần trăm nhu cầu của một người đàn ông hàng ngày.
Đậu gà là nguồn protein tuyệt vời. 100g đậu gà giàu protein hơn 2 quả trứng. Bạn có thể ăn đậu này cùng với một số loại ngũ cốc khác, hoặc salat. Nó thay thế protein từ động vật cho những người ăn chay, ăn kiêng, ăn thực dưỡng.
Đậu gà là một loại ngũ cốc Dương cho những người ăn theo thực dưỡng Ohsawa. Vì nó khô cứng, và nấu lâu chín hơn các loại đậu khác.
7 CÁCH CHẾ BIẾN ĐẬU GÀ
1. CƠM GẠO LỨT VỚI ĐẬU GÀ
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Gạo lứt đỏ, hoặc gạo lứt trắng
– Đậu gà 100 gram
– Phổ tai 1 miếng nhỏ bằng cỡ bao diêm
– Muối hầm
Cách nấu:
– Nếu nấu gạo lứt đỏ, phải ngâm trước ít nhất 2 giờ đồng hồ, vì gạo lứt đỏ rất cứng. Các loại gạo lứt khác chỉ cần vo để rá ráo nước.
– Đậu gà là loại đậu khô, ngâm đậu ít nhất 2 giờ, có người ngâm qua đêm
– Cho gạo lứt, đậu gà, chút muối hầm vào nồi. Rửa sạch miếng phổ tai rồi đặt lên trên. Đổ nước vào nồi.
– Cách nấu như nấu cơm gạo lứt đỏ bình thường. Người thương có thể tham khảo thêm cách nấu cơm gạo lứt Tại đây.
Nấu cơm như này có đầy đủ dưỡng chất, nguồn cung cấp protein lớn từ đậu gà, khoáng chất từ phổ tai, và vị ngọt dịu của gạo lứt.
2. ĐẬU GÀ KHO SỮA DỪA
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Nấm hương
– Hành khô/ nén
– Tiêu, nước tương tamari, sữa dừa (nước cốt dừa vắt từ dừa già, hạn chế dùng nước cốt dừa đóng lọ), mật mía
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm qua đêm
– Nấm hương rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 20 phút
– Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, phi thơm với chút dầu. Cho nấm hương vào xào với hành khô cho xém cạnh với nước tương. Cho đậu gà vào đảo đều, cho thêm nước ngâm nấm hương sâm sấp và ninh khoảng 10 phút.
– Thêm tiêu, mật mía, sữa dừa vào nồi và ninh tiếp 15 phút cho đậu gà chín bở, ngấm gia vị. Nêm nếm thêm nước tương cho món ăn vừa miệng.
– Món này ăn cùng cơm lứt đỏ, hoặc nêm đậm vị thưởng thước cùng bánh mì lứt…
3. CHẢ ĐẬU GÀ
Nguyên liệu:
– Đậu gà ngâm qua đêm trong tủ lạnh
– Củ hành tây
– Tỏi, mùi ta
– Bột mỳ lứt
– Tiêu đen, muối
– Nước tương tamari, hoặc nước mắm thực dưỡng để nêm nếm
– Có thể có thêm chút rong biên ăn liền nữa thì ngon hơn
– Dầu hướng dương
Cách nấu:
– Đậu gà ngâ qua đêm để ráo nước. Hành tấy thái hạt lựu. Rau mùi cắt khúc.
– Cho các nguyên liệu vào máy xay với tiêu, muối, nước tương, nước mắm, tùy theo khẩu vị của từng người.
– Chảo dầu hướng dương đun nóng. Nặn viên và chiên vàng đều 2 mặt. Sau đó vớt ra để cho ráo dầu.
– Chả có thể nêm đậm vị, ăn cùng với cơm lứt, khá là bắt cơm. Hoặc nêm nhạt để chấm với nước mắm chua ngọt hoặc sốt bơ đậu phụng với tương tamari.
4. ĐẬU GÀ KHO TIÊU
Món này cũng khá tương tự món “Đậu gà kho sữa dừa”
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Tiêu xanh, nếu không có tiêu xanh có thể dùng hạt tiêu đen
– Hành tây
– Cà rốt
– Phổ tai (rong biển lá dài) 1 miếng nhỏ cỡ bao diêm
– Bột sắn dây nguyên chất
– Muối hầm, tương tamari, dầu dừa hoặc dầu mè
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm qua đêm cho nở, mềm. Ninh đậu gà nhừ cùng với muối và phổ tai. Duy trì mực nước xấp xấp hạt đậu. Ninh tầm 1 tiếng, hoặc có thể thử nếu hạt đậu mềm nhừ là được
– Thái hành tây, cà rốt thành hạt lựu 1cm
– Cho dầu vào chảo, phi hành tây cho thơm, và xào sơ qua cà rốt ( lúc cà rốt chín tới 1/3 rắc một chút muối để cà rốt được ngọt). Trút vào nồi đậu đã hấp, cho tiêu xanh vào nồi. Thêm nước tương, muối hầm cho vừa miệng
– Đun tiếp khoảng 15 phút nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào thức ăn, pha 1 muỗng bột sắn ra bát nước lọc nguội, rồi đổ vào nồi đun sền sệt
– Thêm các loại rau thơm và thưởng thức với cơm gạo lứt đỏ dẻo
5. ĐẬU HŨ NON TỪ ĐẬU GÀ
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Nước lọc
Cách nấu:
– Ngâm đậu gà qua đêm, sáng rửa 2-3 lần dưới vòi nước
– Tiếp theo cho vào máy xay đổ 1500ml nước
– Xay nhuyễn, lọc bã, thu được hỗn hợp cho lên bếp đun nhỏ lửa tới khi hỗn hợp sền sệt lại, tắt bếp cho ra khuôn
– Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 1 giờ ,sẽ đông thành phẩm
6. SỮA ĐẬU GÀ VÀ CÁC LOẠI HẠT (CỦ)
Nguyên liệu:
– Đậu gà :30gr
– Đậu xanh, đậu
– Các loại củ như: Bí đỏ, khoai lang, cà rốt,…
Cách nấu:
– Ngâm đậu qua đêm, sáng rửa sạch lại với nước. Đối với đậu xanh các mẹ loại bỏ hạt hư, đen
– Luộc đậu gà, đậu xanh trong 30 phút
– Cho tất cả vào máy xay cùng với 200ml nước
– Xay nhuyễn, lọc bã lần 1, lấy hỗn hợp lần 1 cho vào máy xay, xay nhuyễn, lọc bã lần 2
– Thu được hỗn hợp cho lên bếp đun sôi lăn tăn là được.
7. CƠM TRỘN KIM CHI (HOẶC SALAD CÁC KIỂU)
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Cơm lứt đỏ
– Kim chi
– Nấm hương, đậu khuôn chiên
– Dưa leo, rong biển
– Dầu mè, mè đen, ngò
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm 2-3 tiếng hoặc qua đêm, hầm chín
– Cơm lứt đỏ nấu chín (thêm muối hoặc phổ tai trong lúc nấu cơm)
– Thái sợi dưa leo, đậu khuôn, nấm
– Làm nóng thố đất, cho thêm vào một thìa dàu mè, tráng đều quanh nồi
– Cho cơm lứt đỏ vào. Thêm các thành phần khác vào ( đậu khuôn, nấm, dưa leo, kim chi, đậu gà…)
– Để lửa vừa phải cho các thành phần nóng lên, sau đó bỏ rong biển, rắc mè và ngò thơm vào.
– Trộn đều và thưởng thức.
Bài chia sẻ về “Tác Dụng Của Hạt Đậu Gà Và 7 Cách Chế Biến Hạt Đậu Gà” của Bếp Thực Dưỡng Bảo An hy vọng giúp người thương có thêm nhiều thông tin về loại đậu gà giàu chất dinh dưỡng và chế tác được nhiều món ngon với các công thức hướng dẫn ở trên.
Chúc người thương luôn có những bữa cơm an lành thân tâm!