Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe?
Sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới, rể củ, mọc nhiều nơi trên trái đất. Từ 2000 năm trước, sắn dây đã có vai trò quan trọng trong y học dưỡng sinh phương Đông. Có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Bột sắn dây hiện nay được nhiều người sử dụng bởi những tác dụng của nó đối với sức khỏe của con người. Người thương cùng Bảo An tìm hiểu xem Bột sắn dây có tác dụng gì cho sức khỏe của chúng ta nhé!
1 . Tác dụng của Bột sắn dây
Hỗ trợ quá trình thải độc và trung hòa các độc tố trong cơ thể
Quá trình ăn uống sử dụng nhiều thực phẩm từ động vật, các chất tạo vị, hoặc uống bia rượu, thuốc tây… chứa nhiều độc tố. Ngoài ra cách ăn uống phóng khoáng cùng với các lọai thức ăn giàu axit như phomai, đường trắng, sữa…làm cho cơ thể dư thừa axit nếu không được sử dụng hết. Các dấu hiệu cơ thể chưa nhiều chất độc như nổi sốt, mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa…
Bột sắn dây được xếp vào nhóm kiềm Dương, nó sẽ giúp cơ thể nhanh chóng trung hòa và đào thải ra bên ngoài các độc tính này mà không làm mất sức. Khi các phản ứng thải độc của cơ thể thường biểu hiện ở các cơn sốt, lúc này sắn dây có tác dụng nhanh chóng đưa các tác nhân xấu ra ngoài qua đường mồ hôi và làm cho cơ thể trở nên mát mẻ trở lại. Vì vậy sắn dây chính là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất, không để lại các di chứng nghiêm trọng về lâu dài như các nhiều thuốc Tây Y khác.
Sắn dây hỗ trợ các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa
Sắn dây thuộc loại củ chứa nhiều tinh bột nhưng giàu chất xơ. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho cá phần tử của bột sắn dây đi và thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, chống có thắt, xoắc ruột, giảm tiêu chảy, giảm các cơn đau ruột, đau dạ dày cấp. Sắn dây làm giảm ngay các chứng đầy hơi trong ruột, các cơn đau dạ dày, đại tràng co thắt.
Bột sắn dâu nấu chín với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Các chứng về đường ruột gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh, như stress, mất ngủ… dẫn đến hiện tượng tâm lí tiêu cực như nóng nảy hay bực bội, sốt ruột hay lo lắng…bột sắn dây sẽ có tác dụng làm xoa dịu và ổn định đường ruột cũng như hệ thống thần kinh, giúp giảm các hiện tượng tâm lý trên.
Giúp cơ thể giải độc
Ngày nay các nghiên cứu khoa học cho thấy: sắn dây có tác dụng giải độc rượu, giảm ham muốn uống rượi của người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể người, trung hòa các chất độc và giả nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để tác dụng phụ nào cho cơ thể.
2 . Cách ăn Bột sắn dây như thế nào?
Nước Sắn dây – Mơ muối( Tương tammari)
Hòa tan bột sắn dây vào nước, cắt nhỏ thịt quả mơ muối( hoặc có thể để nguyên hạt) cho vào. Bắc lên bếp quậy đều cho đến khi chín bột. Nếu dùng với tương tamari, sau khi tắt bếp, cho một muỗng café tương đối với cốc 350ml. Ăn (uống) lúc nóng. Đây là món ăn bài thuốc đặc biệt hữu ích cho các triệu chứng thiếu sức sống, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Người đang đau, cảm lạnh (đang âm) khi uống bột sắn dây với tương tamari( mơ muối), hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh.
Người thương đọc thêm tác dụng của Mơ Muối
Trà bình minh
Trà bình minh là món trà nổi tiếng, trung hòa axit đường ruột, phòng ngừa stress và bệnh tật.
Nguyên liệu gồm: Mơ muối lâu năm ½ quả, ½ thìa bột sắn dây hòa tan cùng 1 thìa nước trong, nước cốt gừng 6-10 giọt, 1 thìa café tương tamari, trà bancha 5-10 lá nâu sôi 10 phút.
Người thương đọc cách pha chế trà binh tại đây
Chè chí mà phù ( Bột sắn dây với vừng đen)
Đây là một thức ăn bổ dưỡng đặc biệt cho cơ thể phụ nữ và trẻ em
Người thương xem hướng dẫn cách nấu món Chè Xí Mà Phù tại đây
Các món xào rau củ, món súp có thể cho một ít bột sắn dây vào sẽ làm cho món ăn được tăng hương vị ẩm thực, có tác dụng thông kinh lạc cho hệ thần kinh làm bớt âm của các loại rau và gia vị. Món rau cải xào sắn dây là một ví dụ. Cải xanh xào lên, bỏ thêm hạt điều đã rang sẵn sau đó cho thêm hỗn hợp sắn dây hòa tan với nước lọc. Chỉ cần bỏ một chút thôi ta đã có một món ăn thực dưỡng an lành.
Những công dụng tuyệt vời của sắn dây đã giải thích tại sao trong ngành thực dưỡng lại tiêu thụ một lượng lớn bột sắn dây đến vậy!!!
Như vậy, với các tác dụng tuyệt vời trên của sắn dây, liệu ta nó nên dùng nó thường xuyên không?
Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
Sắn dây thuộc dạng củ có tính mát. Bột sắn dây khi được nguấy chín cũng chứa phần lớn là nước. Vì vậy, với những người có cơ thể bị lạnh, không bị nhiệt không nên sử dụng thường xuyên. Sắn dây sử dụng với lượng nhiều, đặc biệt là để thay bữa ăn chính cũng có thể gây ra mất năng lượng, đặc biệt là với người gầy ốm. Với những người có hệ hô hấp kém, lỗ chân lông không được đóng mở một cách linh hoạt, việc sử dụng sắn dây (vốn khiến các lỗ chân lông mở rộng ra để đào thải độc tố ra ngoài bằng đường mồ hôi), cũng có thể khiến gây trúng gió hay nhiễm lạnh. Vì vậy, khi dùng bột sắn dây để trị bệnh, nên dùng ở chỗ kín gió.
Chúc người thương có sức khỏe tuyệt vời cùng với những món ăn thực dưỡng an lành thân tâm!!!