Những Lợi Ích Lớn Mang Lại Cho Sức Khỏe Khi Nhai Kỹ
Yêu cầu qua trọng trong dinh dưỡng của con người là NHAI CÀNG KỸ CÀNG TỐT, bởi những lợi ích mà nó mang lại cực kỳ nhiều lợi ích đến sức khỏe của chúng ta. Không chỉ đứng trên phương diện Thực Dưỡng, kể cả đứng trên góc nhìn của khoa học hiện đại, cũng khoong thể phủ nhận được những lợi ích tốt đẹp của việc Nhai Kỹ. Cùng Bếp Thực Dưỡng Bảo An hiểu về những vài trò này nhé!
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NHAI KỸ
GIÚP TIÊU HÓA DỄ DÀNG VÀ HẤP THU TỐI ĐA CHẤT BỔ CỦA THỨC ĂN
Trước hết nhai có mục đích cắt và nghiền thức ăn thành miếng nhỏ cho dễ nuốt, dạ dày đỡ mệt, tránh tình trạng thức ăn khó tiêu, nhất là thịt, ú đọng lâu sinh ra tình trạng sình thối trong ruột, và nhờ vậy, dịch vị (axit nhẹ) đỡ tiết ra nhiều, không làm loét đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp các chất men và enzim trong nước miếng đủ thời gian tiêu hóa một phần thức ăn ngay tại miệng, như enzim plylanin thủy phân hạt cốc thành chất đường. Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngọt. Ngoài ra, cử động của hàm nhai sẽ kichsh thích dạ dày, ruột, gan, lá lách hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.
GIẢM UỐNG NƯỚC
Nhai kỹ làm tiết xuất nhiều nước miếng, đây là một loại thể dịch được các vị y xưa gọi là “cam lộ” (sương ngọt của trời” có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tươi tốt, mát mẻ. Trái lại, nhai dối (không kỹ) không những làm giảm chất nước miếng quý giá, mà còn khiến thức ăn khó tiêu, bị sinh thối trong đường tiêu hóa sinh ra hơi độc ta thường gọi là “sinh nhiệt” gây nên khát nước
TRÁNH TÌNH TRẠNG ĂN NHIỀU QUÁ ĐỘ
Ngay khi nuốt một, hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngừng ăn. Giáo sư Ohsawa có nói: “Nếu ta làm hao phí dù một hạt cơm hoặc ăn quá nhiều trong lúc người khác phải thiếu ăn, thì đó là một tội ác sớm muộn gì cũng bị trừng phạt”. Có thể câu nói này hơi cực đoạn chút, nhưng chúng chỉ đang muốn hướng chúng ta đến một con người có ý thức trách nhiệm hơn đối với việc ăn uống của chính bản thân mình trong cuộc sống này mà thôi.
Ăn nhiều quá mức hấp thụ hấp thu cảu cơ thể sẽ tạo ra chất thừa không tiêu hóa hết. Chất thừa ứ đọng trong người sẽ sinh ra triệu chứng mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy…
LÀM TRẺ CƠ THỂ VÀ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG BỆNH
Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parotin, nhờ nhai, chất tiết này có đủ thời gian ngấm qua mạch lâm-ba (hệ bạch huyết và tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parotin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra bạch cầu T bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai hoặc nhai dối, parotin sẽ theo thức ăn xuống dạ dày và bị dich vị hủy hoại.
GIỮ RĂNG MIỆNG SẠCH SẼ, LÀNH MẠNH NƯỚU VÀ CÁC CƠ BẮP Ở MẶT
Ngoài những công dụng đã nói ở công dụng thứ 2, nước miếng còn có tính giải độc và sát trùng cho răng miệng, đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng. Và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng hàm mặt.
TĂNG CƯỜNG TƯ DUY VÀ TRÍ NHỚ
Nhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông, và do đó, não được hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa dinh dưỡng và hoạt động của các phủ tạng, các tuyến nội tiết, sự co giãn của các mạch máu, nhịp tim…và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “NGHIỀN” với chữ “NGẪM”, nghĩa là nhai nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu.
BUÔNG XẢ NHỮNG CĂNG THẲNG TÂM TRÍ
Ngồi nhai chậm rãi yên hòa cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thanh thản và tập tính kiên nhẫn, điềm đạm.
CÁCH NHAI
- Tóm lại, muốn khỏe mạnh và hạnh phúc thì nên nhai kỹ thức ăn. Nhưng để sự nhai phát huy tác dụng cũng cần phải biết cách nhai:
- Khi nhai nhớ ngậm miệng để khỏi thất thoát khí lực đang tập trung ở miệng, nhai theo vòng xoắn ốc (qua lại, lên xuống) để thức ăn trộn đều nước miếng. Ông bà xưa cho rằng nhai hở miệng có tiếng chọp chép, vấn đề bất lịch sự chỉ là một phần, nó còn thể hiện là tướng nghèo hèn!!! (Điều này có thật sự đúng không, cùng nghiệm lại để thấm!).
- Để nhai nên ăn miếng nhỏ. Có thể dùng muỗng cafe múc cơm, mỗi lần nhai một muỗng, độ 80 hạt/muỗng và nhai từ 50 lần trở lên đến khi thành nước mới nuốt. Khi ăn nên nhai riêng từng món, vì mỗi loại thức ăn đều có độ cứng mềm, hương vị và tính chất Âm Dương khác nhau.
- Khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng đê hoạt động nhai và tiêu hóa thức ăn được suôn sẻ. Theo đông y cổ truyền, giữ thẳng cột xương sống giúp khí lực trong người trôi chảy thông suốt.
- Ăn từ Dương đến Âm, nghĩa là bắt đầu nhai vài miếng cơm lứt muối mè hoặc món Dương nhất trong số món ăn trên bàn như bánh tráng gạo lứt, súp tương đặc có thêm miso. Sau đó, ăn xen kẽ cứ 2,3 miếng cơm ăn một miếng rau hoặc thức ăn khác, hoặc ăn hết món Dương trước rồi đến các món Âm. Món Âm nhất như trái cay, bánh ngọt dùng cuối cùng.
- Trước và sau khi ăn phải tỏ lòng biết ơn sự “hy sinh” của thức ăn. Người theo đạo có thể cầu nguyện, người không theo có thê nhắm mắt và nói lời biết ơn. Giáo sư Ohsawa có bài thực niệm trước khi ăn:
Thức ăn là sự sống
Thức ăn là thần linh
Chúng ta là thưc ăn
Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ
Nhai cho thật nhỏ, đó là sức khỏe
Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ
Nhai cho thật nhỏ, đó là hạnh phúc.
Hoặc đối với ai đã từng tham dự khóa tu ở Làng Mai, có thể biết đến bài Thiền ăn uống…
Tóm lại, bí quyết của Phương pháp Thực Dưỡng là: “ĂN THIÊN NHIÊN, ĐƠN GIẢN, VỪA PHẢI VÀ NHAI KỸ”